Hiểu Nhầm Về Tiểu Thừa

Trong Phật giáo, để đi tới sự giác ngộ, chúng ta có 3 con đường, đó là:
– Trở thành bậc chánh đẳng giác (tu 30 pháp ba-la-mật)
– Trở thành bậc độc giác (tu 20 pháp ba-la-mật)
– Trở thành bậc thanh văn giác (tu 10 pháp ba-la-mật)
 
Chứ không hề tồn tại khái niệm về “Tiểu thừa” (Hīnayāna). Ở đây, chữ “hīna” có nghĩa là “hạ liệt”, “thấp kém”, “thua kém”, “xấu xa”, “hèn hạ” (từ điển Pāli do trưởng lão Tịnh Sự biên soạn). Thật khó để tưởng tượng người tu chúng ta lại dùng từ này với nhau, chứ chưa nói đến việc dùng nó để gọi các vị Phật độc giác hay A-la-hán.
 
Nếu như chúng ta tiếp tục sử dụng từ “Tiểu thừa”, nó đồng nghĩa với việc chúng ta đang phỉ báng giáo pháp của Đức Phật, phỉ báng các bậc độc giác và A-la-hán thanh văn, phỉ báng Tam Bảo, đây là một khẩu nghiệp rất nặng.
 
Vì vậy, xin kính mong các vị hãy có sự tìm hiểu và cái nhìn đúng đắn. Nếu muốn tu thành chánh đẳng giác thì chúng ta hãy tu theo con đường chánh đẳng giác, nếu muốn tu thành độc giác thì chúng ta hãy tu theo con đường độc giác, nếu muốn tu thành thanh văn giác thì chúng ta hãy tu theo con đường thanh văn giác.
 
Tu như thế nào là lựa chọn của mỗi người, chúng ta không nên tự ngã mạn cho rằng mình tu là cỗ xe lớn, là giỏi hơn, là tốt hơn mấy vị chỉ biết “ích kỷ” giác ngộ cho bản thân mình, là cỗ xe nhỏ,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *