Trong Kinh Niệm Xứ, mặc dù sự thực rằng trong hầu hết các chương đều có phần cốt lõi chính của Thiền Minh Sát, đó là người hành thiền phải sống an trú trên việc quán tính chất sanh và diệt của các hiện tượng (hay các pháp Danh và Sắc).
Pháp quán này tự nó là Minh Sát, không có nó thì bài kinh Đại Niệm Xứ này không phải nói về Thiền Minh Sát, và nó được xem là phần chính yếu và quan trọng nhất của Thiền Minh Sát. Có thể nói phần này của kinh Đại Niệm Xứ hầu như đã bị bỏ sót và không được chú ý trong hầu hết các trung tâm thiền.
Ānāpāna hay niệm hơi thở là phương pháp rất được ưa chuộng và khá nổi tiếng, thậm chí một đứa bé cũng biết nó, và phương pháp kế tiếp trong kinh Đại Niệm Xứ, quán Tứ Oai Nghi (Iriyāpatha) cũng vậy. Nhiều Phật tử vẫn chưa thể phân biệt được đâu là Thiền Định, đâu là Thiền Minh Sát.
Khi từ “hay biết”, “chánh niệm” hay “ghi nhận” được dùng trong niệm hơi thở hoặc quán tứ oai nghi thì nó vẫn là Thiền Định chứ không phải Thiền Minh Sát, cho đến khi và trừ phi việc quán tính chất sanh và diệt của các pháp (samudaya vaya dhamma nupassī) được dùng, hay nói khác hơn cho đến khi người hành thiền thực sự đang quan sát hay đang tuỳ quán các pháp sanh diệt (anupassanā). Vì vậy, chỉ khi người hành thiền cố gắng để thấy tính chất sanh và diệt của các uẩn trong từng giây phút với trí tuệ, vị ấy mới thực sự đang hành Thiền Minh Sát.
Mặc dù pháp, tính chất sanh (uppāda) và diệt (vaya), là cốt lõi của Thiền Minh Sát hay pháp tuỳ quán (anupassanā) như Đức Phật đã dạy, song cốt lõi đích thực của pháp sanh diệt này đã bị vô minh che lấp do tính chất lấn át của việc ghi nhận và do việc thở ra và thở vô quá sâu.
Chính đại Trưởng Lão Mogok, suốt những năm tháng cuối đời mình, đã cố gắng hướng dẫn người tại gia cư sĩ đi theo con đường giảng dậy đích thực và thuần khiết của Đức Phật về Thiền Minh Sát.
—————————————-
“Pháp Duyên Sinh”
Đại trưởng lão Mogok Sayadaw