Nguyên Nhân Tổ Chức Kỳ Kết Tập Kinh Điển Lần III

Như vậy cùng với 12 giáo phái này (Trưỡng Lão Bộ và 11 giáo phái tách ra), cộng với 6 giáo phái thuộc nhóm Mahasanghikas (Đại Chúng Bộ), làm thành tất cả 18 giáo phái nổi lên vào đầu thế kỷ thứ III TCN. Trong số 18 môn phái này, có 17 môn phái được coi như là môn phái ly giáo. Chỉ có phái Phật giáo Nguyên thủy (Trưởng Lão Bộ) là không thuộc ly giáo mà thôi. Hơn thế nữa, ta thấy nói đến trong Ðảo sử (dipavamsa) như sau:
 
“Các vị Tỳ-khưu đồi bại, tức nhóm Vajjiputtakas, đã bị các Trưởng lão phạt vạ Tuyệt Thông, lại thành lập một phe nhóm khác, gồm nhiều người chủ trương tà kiến. Có 10.000 Tỳ-khưu đã tụ tập lại, làm thành một Ðại Hội. Chính vì thế, cuộc diễn tập giáo pháp này, được gọi là một cuộc tổng diễn tập (Great Recital).
 
“Các vị Tỳ-khưu tham dự cuộc tổng diễn tập này, đã ấn định một giáo lý (ngược hẳn lại với đức tin chân chính). Sửa đổi hẳn những bài viết nguyên thuỷ và đã lập ra những biên chép hoàn toàn mới. Họ đã hoán đổi Kinh Phật, thuộc một bộ sưu tầm này rời đến chỗ khác, họ đã phá bỏ ý nghĩa đích thực và những lời dạy của Ðức Phật (Giáo pháp) trong Luật tạng (Vinaya) và trong ngũ Kinh. Những vị Tỳ-khưu đó, không hề biết chút gì, đã được diễn giảng về những bài chú giải thực hành và thuộc đức tin, cũng như ý nghĩa được gán cho các bài chú giải đó, kể cả ý nghĩa từ đó suy ra. Họ đã thiết lập một giáo lý với ý nghĩa hoàn toàn khác. Các vị Tỳ-khưu này, đã phá bỏ một số lớn ý nghĩa chính thống dưới chiêu bài các văn bản, chối bỏ những đoạn riêng rẽ trong Kinh Phật và trong Luật tạng (Vinaya) sâu xa. Họ đã soạn ra nhiều Kinh và Luật tạng (Vinaya) khác, chỉ mang dáng vẻ bề ngoài giống nguyên bản mà thôi. Chối bỏ các văn từ khác – có thể nói, họ chối bỏ các Phụ tùng Luật giáo (Parivana) (tức là những nội dung trừu tượng trong Luật tạng (Vinaya) — gồm sáu Chương Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Vô Ngại Giải Ðạo (patisambhida), Kinh Nghĩa Thích (niddesa), và một vài phần trong Kinh Bản Sinh (Jataka), đồng thời họ đã biên soạn những bản khác. Họ đã đổi tên các phần đó, đổi luôn cả hình thức và bỏ qua luôn cả bản chính.
 
Những người nào theo cuộc tổng diễn tập, chính là những người ly giáo đầu tiên; theo gương họ, lại nổi lên rất nhiều người ly giáo khác. Sau đó, một cuộc ly giáo mới, lại nổi lên ngay trong giáo phái mới này. Có tới 17 giáo phái ly giáo và 1 không phải là ly giáo. Nhóm Trưởng Lão Bộ, giống như một cây đa cổ thụ to lớn, cũng là phái nổi tiếng nhất: Gồm giáo lý hoàn hảo của người thắng phái đối nghịch, thoát khỏi quên lãng hay sát nhập chung với các phe nhỏ khác. Các giáo phái khác, nổi lên như là gai quấn quanh thân cây. Trong thế kỷ đầu tiên (sau khi Phật nhập diệt), không có một cuộc ly giáo nào diễn ra. Vào thế kỷ thứ II, nổi lên 17 giáo phái ly giáo.
 
Hiện nay, đứng đầu 18 giáo phái lúc ban đầu, là giáo phái Giáo pháp (sasana) và khi nhà vua Asoka hàng ngày đều bố thí cho một khoản tiền trợ cấp cho công việc thừa tự Ðức Phật, Giáo pháp và Tăng Già, đã đem lại vinh dự lớn và sự trợ giúp đắc lực cho giáo phái Giáo pháp. Vị thầy của nhiều giáo phái khác, không được hưởng vinh dự và sự tài trợ này, vì thế họ không thể có ngay cả chỉ đủ để ăn, liền tìm kiếm vinh dự và sự tài trợ bằng cách gia nhập vào Tăng già, rồi lại công bố về điều sai lạc của họ, nói rằng: Ðây chính là giáo pháp, đây chính là Giới luật, và đây chính là đạo giáo của ngài Thế Tôn. Ngay cả những người còn chưa thọ Ðại Giới (tỳ-khưu), cũng đã tự xuống tóc, mặc áo cà sa màu vàng, đi khắp các thiền viện, gia nhập các Tăng già vào những buổi lễ Bố tát (Uposatha) và trong nhiều dịp lễ khác nữa.
 
Cho dù họ không bác bỏ Tăng già, giáo pháp và giáo điều của Ðức Phật, các vị Tỳ-khưu này, vì không đại diện cho hàng ngũ Giáo pháp và Giới luật chính thống, nên đã gây ra rất nhiều điều đốn mạt, nhiều vết nhơ và phiền toái cho Giáo pháp (sasana). Một số trong họ, còn thờ thần lửa; một số lại chủ trương, tu luyện năm loại khổ hạnh sức nóng; một số chạy lại thờ thần mặt trời, số khác lại đấu tranh cách này cách khác, nói rằng: Chúng ta sẽ phá bỏ Giáo pháp và Giới luật.
 
Chính vì thế mà Tăng Già không thể giữ Bố tát (Uposatha) hay Tự tứ (Pavarana) với những hạng Tỳ-khưu đó. Bố tát bị đình chỉ trong 7 năm tại thiền viện Asoka, khiến cho nhà vua phải can thiệp, nghĩ rằng: Ta sẽ ra chiếu chỉ cho duy trì các việc thờ tự đó. Nhưng vẫn không thể làm gì được. Không những thế, nhà vua còn cảm thấy hối hận, khi mà chỉ vì một phái đoàn kém cỏi của ngài, một số các vị Tỳ-khưu đã bị giết hại.
 
Vì muốn làm dịu đi nỗi hối hận, cũng như ảnh hưởng hư đốn đã nổi lên trong giáo phái Giáo pháp, nhà vua yêu cầu Tăng Già làm rõ: Lúc này, ai là người có thẩm quyền trong Tăng già về vấn đề này?
 
Khi nhà vua được biết câu trả lời: Chính Trưởng lão Tissa, con trai của Moggali (Moggaliputtatissa), thì nhà vua đã nhân danh Tăng già, mời Trưởng lão rời khỏi Ahoganga. Và khi nhà vua nhận ra Trưởng lão đang thực hiện một phép lạ, ngài rất tin tưởng vào khả năng của Trưởng lão và đã tham khảo ngài về những điều đã gây cho hoàng thượng không ít đau khổ. Và làm dịu bớt nỗi niềm đau khổ cho ngài. Trưởng lão cũng lưu lại một thời gian bảy ngày trong công viên hoàng gia để diễn giảng giáo pháp cho đức vua.
 
Ðược giảng giải như vậy, vào ngày thứ 7, nhà vua đã triệu tập Tăng già trong thiền viện Asoka lại, chính nhà vua đã thượng vị, trong một đại sảnh ngài đã cho xây dựng. Sau khi đã phân loại, sắp xếp các vị Tỳ-khưu thành nhiều nhóm khác nhau, theo quan điểm họ đang chủ trương và cho mời lần lượt từng nhóm một, rồi hỏi: Ðức Thế Tôn đã giảng dạy loại giáo lý nào vậy? Phái chủ trương vĩnh cửu trả lời: Ngài là người theo phái vĩnh cửu. Một số người khác trả lời: Ðức Phật đã dạy vĩnh cửu thuyết hạn chế, sinh hồn bất tử, sinh tử ngẫu nhiên, có tiềm thức, linh hồn hữu thức hay vô thức sau khi chết, linh hồn đoạn diệt. Những vị Tỳ-khưu nào chủ trương Níp-bàn chỉ tồn tại trong cuộc sống này, đều yêu sách nhà vua không kém.
 
Sau khi đã tìm hiểu giáo pháp, nhà vua đã phân biệt được rõ ràng, các vị Tỳ-khưu này không phải là các vị Tỳ-khưu chân chính, mà chỉ là các vị theo tà đạo mà thôi, rồi ngài loại họ khỏi Tăng già. Nhà vua đã phân phát áo trắng cho họ, là thứ quần áo dành cho những người dân thường. Số những vị Tỳ-khưu này lên tới 60.000 vị.
 
Rồi nhà vua xuống chỉ: Thôi được rồi, thưa ngài Trưởng lão, phái Giáo pháp (sasana) coi như được thanh tịnh, vậy nên Tăng già của các vị Tỳ-khưu, hãy nắm giữ Bố tát (Uposatha). Ðể lại lính canh, nhà vua trở lại thành phố. Tăng già đã nhóm họp lại và tổ chức bố tát (Uposatha). Trong Tăng Già đó có khoảng 60.000 vị Tỳ-khưu hiện diện.
 
Chính trong cuộc hội họp này, Trưởng lão Moggaliputtatissa, để ngăn chặn toàn bộ những cơ sở tà đạo đã và sẽ có thể nổi dậy trong tương lai, ngài phân tích đến từng chi tiết những chủ đề tranh luận, áp dụng phương pháp Ðức Phật truyền dạy. và lập thành 500 lời tuyên bố chính thống và 500 lời không chính thống. Cả thảy có 1000 được công bố và gộp lại thành một sưu tập Thuyết luận sự (Kathavatthu) hay Những Ðiểm Tranh Luận, nét đặc trưng nổi lên của bộ này là dẹp tan toàn bộ những quan điểm lệch lạc.
 
Ngay sau đó, 1000 vị Tỳ-khưu là những người có kiến thức vững vàng về Tam tạng và giỏi giang về Tứ Vô Ngại Giải đã tụng Giáo pháp và Giới luật. Sau khi đã dẹp tan hết mọi vết nhơ, ngài đã tổ chức Ðại Hội thứ III. Và khi tụng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) ngài đã hợp nhất toàn bộ thành một sưu tập này.
 
Người ta kể lại rằng, Chính Ðức Phật đã đưa ra những đường nét chính của bộ sưu tập “Thuyết luận sự (Kathavatthu)” này và lại đưa ra cả một bài tường trình về nội dung. Sau đó Trưởng lão Moggaliputtatissa đã lấp đầy những chi tiết lập thành một cung điện nguy nga trên cõi đời này, gồm đầy đủ mọi chi tiết.
 
———————————–
Chú Giải THUYẾT LUẬN SỰ
Bimala Churn Law

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *